Chị Lan đang làm giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội. Mang thai ở tuần thứ 37, chị bị thiếu máu ngày càng nặng, tiểu cầu giảm sâu dẫn đến đi tiểu ra máu và xuất huyết nhiều nơi.
Ba ngày trước khi sinh con, chị biết tin mình bị ung thư máu. Bác sĩ tiên lượng chị cần truyền nhiều máu và chế phẩm máu cả trước, trong và sau ca mổ. Bởi, nguy cơ mất máu của chị rất cao.
Bàng hoàng, sợ hãi nhưng chị không cho phép mình gục ngã bởi trước mắt chị là cuộc vượt cạn sinh tử. Ngày 19/3, chị Lan kêu gọi người thân, bạn bè và học sinh hiến máu để chị có thể thực hiện ca mổ an toàn. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến lượng máu dự trữ tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương không còn nhiều.
Anh Dũng động viên vợ trước ca mổ sinh. Ảnh: Công Thắng . |
Nhờ sự chia sẻ của cộng đồng mạng, chỉ trong chiều 19/3, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận được hơn 200 đơn vị máu từ những người đến hiến máu.
Cuối ngày, bệnh viện đã tiếp nhận đủ máu cho ca mổ của chị.
Tiên lượng ca mổ hết sức khó khăn do thai phụ có nguy cơ khó cầm máu, các bác sĩ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã hội chẩn với Bệnh viện Phụ sản Trung ương, quyết định mổ lấy thai ngay tại Viện.
Em bé chào đời khỏe mạnh ngày 20/3. Ảnh: Công Thắng. |
Sau những giờ phút đầy căng thẳng, may mắn ca mổ sinh sáng 20/3 thành công. Bé Nguyễn Ngọc Lan Chi chào đời trong niềm hạnh phúc của vợ chồng chị Lan và toàn bộ những người có mặt tại ca mổ.
Trong 3 ngày trước và trong ca mổ, chị Lan phải truyền trên 40 đơn vị chế phẩm máu các loại (bao gồm khối hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, tủa lạnh).
Riêng trong ngày 20/3, tính đến dịch công chứng 18h chị được truyền 22 đơn vị chế phẩm máu. Dự kiến chị tiếp tục cần truyền thêm nhiều chế phẩm máu nữa.
Chồng chị Lan xúc động khi con gái chào đời. Ảnh: Công Thắng. |
Chồng chị Lưu Ngọc Lan, anh Nguyễn Tiến Dũng không thể kìm nước mắt khi con gái chào đời, vợ mình vẫn ổn.
"Đây là giây phút hạnh phúc nhất", anh Dũng nói.
Cuộc vượt cạn thành công, chị Lan vẫn còn những thử thách phía trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét