Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

Phỏng vấn hỏi "Một người cầm trứng chọi đá xong, tại sao trứng lại không vỡ?": Đây mới là 2 câu trả lời nhà tuyển dụng muốn nghe

Để tuyển dụng nhân tài, các công ty luôn không ngừng đổi mới để đưa ra bài test năng lực đa dạng và phỏng vấn trực tiếp. Thông qua đó, các công ty có thể sàng lọc các nhân viên họ cần, và ứng viên cũng có thể có được công việc mong muốn.

Đây là cánh cửa quan trọng để quyết định thành bại của một quá trình tuyển dụng, do vậy, cả hai phía đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong khi ứng viên tìm hiểu trước các thông dịch công chứng tin về việc làm, doanh nghiệp cũng nỗ lực tìm cách sàng lọc hiệu quả nhất cho mình. Và phương pháp mà nhiều doanh nghiệp hàng đầu lựa chọn chính là các câu hỏi tình huống bất ngờ.

Đây là những câu hỏi giúp họ kiểm tra và đánh giá khả năng suy luận, xử lý tình huống và trình độ tư duy linh hoạt của ứng viên. Không có một đáp án cụ thể chính xác nào được đưa ra cả. Tất cả đều phụ thuộc vào cách ứng biến của người trả lời.

Giống như câu hỏi được đưa ra trong một đợt tuyển dụng tại Trung Quốc trong thời gian gần đây, doanh nghiệp đã yêu cầu ứng viên trả lời một tình huống như sau: “ Một người cầm trứng chọi đá xong, phát hiện ra trứng không hề vỡ. Bạn có thể giải thích tại sao hay không?".

Ban đầu, khi câu hỏi xuất hiện, mọi người đều cho rằng đây là trò đùa của vị quản lý nhân sự. Nhưng đặt mình trong bầu không khí nghiêm túc của buổi phỏng vấn, tất cả ứng viên đều không dám nói gì mà im lặng “vắt óc suy nghĩ”.

Thời gian dần trôi qua, rất nhiều người từ bỏ vì cho rằng đây là mệnh đề bất khả thi. Có người nói: “ Không thể nào có chuyện như vậy được, quả trứng nào đập đá mà không vỡ cơ chứ?”.

Nhưng đồng thời, cũng có những người thực sự chăm chú suy nghĩ và phát hiện ra một số “điểm mù” của câu hỏi, rồi tư duy theo hướng đó để tìm ra những câu trả lời linh hoạt hơn.

Phỏng vấn hỏi Một người cầm trứng chọi đá xong, tại sao trứng lại không vỡ?: Đây mới là 2 câu trả lời nhà tuyển dụng muốn nghe - Ảnh 1.

Chẳng hạn, một ứng viên đã cho rằng: " Có khả năng nào câu hỏi được đặt ra trong tình trạng quả trứng vẫn đang được ném ra, vì nó ở trên không trung nên còn chưa va chạm với tảng đá và bị vỡ? "

Nhà tuyển dụng lắc đầu khi nghe thấy điều đó.

Một người khác thì cho rằng: “ Chắc chắn là do chất liệu quả trứng rồi. Có lẽ đây là quả trứng bằng vàng hoặc bằng bạc, vậy thì nó sẽ không bị vỡ khi va chạm với đá ".

Người phỏng vấn mỉm cười và nhận xét câu trả lời này cũng khá tốt.

Sau đó, một ứng viên đã đứng dậy và đưa ra đáp án hoàn toàn khác biệt: " Cũng có một cách khác để hiểu tình huống này như là, người đó cầm trứng bằng tay trái, nhưng chọi đá bằng tay phải. Vậy thì đương nhiên trứng và đá sẽ không đụng nhau. Cuối cùng, quả trứng sẽ không bị vỡ ".

Người phỏng vấn nghe vậy thì khá ngạc nhiên. Họ không nghĩ sẽ có người tách vấn đề “cầm trứng” và “chọi đá” ra làm hai, mà không coi đó là một hành động như vậy.

Sau một lúc thảo luận, đơn vị tuyển dụng cho rằng, họ đã lựa chọn được 2 ứng viên ưng ý, chính là người đã đưa ra 2 câu trả lời cuối cùng.

Có thể thấy rằng, dù gặp vấn đề khó khăn đến mấy, chỉ cần cố gắng thay đổi góc độ tư duy, chúng cũng có thể đơn giản hóa rất nhiều. Vì vậy, chúng ta phải học cách phá vỡ suy nghĩ vốn có và thoát khỏi những hạn chế của bản thân. Sau đó, tầm nhìn thoáng đãng hơn sẽ khiến chúng ta nhìn mọi chuyện lạc quan và dễ dàng hơn rất nhiều.

Điều quan trọng để làm được điều đó là thay đổi tư duy.

Phỏng vấn hỏi Một người cầm trứng chọi đá xong, tại sao trứng lại không vỡ?: Đây mới là 2 câu trả lời nhà tuyển dụng muốn nghe - Ảnh 2.

Tác giả người Mỹ Stephanie Lahart từng viết: “ Suy nghĩ cá nhân của con người ẩn chứa rất nhiều sức mạnh. Chỉ cần tập trung suy nghĩ vào một mục tiêu cố định, bạn sẽ nhận được nguồn năng lực to lớn, đủ để giải quyết rất nhiều vấn đề ".

Nếu lúc nào, bạn cũng bắt đầu tư duy tiêu cực theo hướng “ Tôi không thể… ” hay tư duy ngại khó với suy nghĩ: “Hay là ngày mai mình sẽ làm việc này.. .”, điều đó sẽ chỉ khiến bạn ngày càng thụt lùi trên con đường phát triển bản thân.

Phải biết rằng, tất cả những người thành công đều bắt đầu với khao khát và niềm tin họ có thể làm được. Mọi quá trình đều cần có một khởi đầu chắc chắn và mạnh mẽ, thành công cũng vậy. Chúng ta cần tiệm tiến từng bước cùng với niềm tin vào kế hoạch mà mình đã đề ra.

Nếu bạn tin tưởng vào chính mình, bạn sẽ có thể làm mọi thứ, từ giảm cân, tới dậy sớm, phát triển và thăng tiến hay thoải mái và tự do. Tất cả đều bắt đầu từ sự thay đổi trong tư duy.

Hãy tạo ra một môi trường chứa đầy điều kiện thuận lợi để thay đổi tư duy của mình. Chẳng hạn, nếu bạn muốn dậy sớm, thay vì đặt đồng hồ báo thức rồi cố gắng nghiến răng trợn mắt, tự giục giã bản thân mỗi lần rời giường, hãy chủ động đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Như thế, việc dậy sớm sẽ trở nên thật tự nhiên khi cơ thể đã nghỉ ngơi đủ.

Có lẽ bạn không biết, khi được hỏi Edison nghĩ gì về một ngàn thử nghiệm thất bại khi phát minh ra bóng đèn, Edison đã trả lời: “ Đó không phải là 1000 thất bại. Bóng đèn được sáng tạo ra với 1000 bước.”

Có thể thấy rằng, chúng ta phải luôn mạnh dạn suy nghĩ, mạnh dạn hành động thì mới có thể đạt được thành tựu. Đừng quá tập trung vào kết quả cuối cùng, chính quá trình đó mới tạo nên giá trị quan trọng để thay đổi bản thân.

Nếu bạn bế tắc, giải pháp duy nhất là thay đổi. Khi bạn thay đổi cách làm mà không giải quyết được vấn đề, hãy thay đổi sâu sắc hơn. Trước tiên, tập trung suy nghĩ về vấn đề cốt lõi của chính mình, đề ra giải pháp và bắt đầu thử nghiệm sự thay đổi mà không chút chần chừ.

Lấy ví dụ về việc câu cá, nếu ngày nào bạn cũng tới một chỗ ngồi câu mà không bắt được con cá nào, đầu tiên, hãy thay đổi địa điểm. Nếu đã ngồi chỗ khác rồi mà vẫn chưa câu được, hãy thay đổi mồi câu, rồi sau đó là cần câu, và cách câu của bạn. Nếu thay đổi toàn bộ rồi vẫn không câu được cá, bạn hãy đổi sang dùng vó để bắt cá. Không bắt được cá ở chỗ nước nông thì có thể đi thuyền tới chỗ nước sâu hơn.

Đó chính là cách thay đổi từ trong tư duy mà bạn cần trải nghiệm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét