Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Công ty dịch thuật Bình Dương ở địa chỉ nào ạ? E cần mọi người tư vấn

Hỏi: Công ty dịch thuật Bình Dương ở đâu thế ạ? E đang tìm để dịch hồ sơ xin VISA tại Bình Dương

Đáp: Công ty dịch thuật Bình Dương là đơn vị cung cấp dịch vụ dịch thuật uy tín tại Địa Bàn Bình Dương. Công ty có địa chỉ tại 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương được thành lập từ đội ngũ Biên Phiên dịch với tâm huyến cao với nghề, cùng với với tập thể lãnh đạo đam mê và nhiệt huyết. Chúng tôi có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận tâm, Công ty dịch thuậtBình Dương đã làm hài lòng hàng nghìn khách hàng trong và ngoài nước

Chúng tôi tự hào được cung cấp dịch vụ dịch thuật thường xuyên cho hàng triệu khách hàng trong nước và khách hàng Quốc tế, cùng với đó là khả năng cung cấp Dịch thuật và Phiên dịch hơn 50 ngôn ngữ thế giới. Dẫn đầu trong ngành dịch thuật, Công ty dịch thuậtvề khả năng cung cấp đa dạng Ngôn ngữ dịch thuật.

Công ty dịch thuật Bình Dương hướng tới mục tiêu cung cấp cho các Quý khách hàng dịch vụ dịch thuật hàng đầu Việt Nam và mong muốn phát triển ngành dịch thuật Việt Nam vươn tầm ra thế giới.

Các dịch vụ ngôn ngữ tuyệt vời mà Dịch thuật Chuẩn cung cấp:Dịch thuật chuẩn xác trên 50 ngôn ngữ

Công chứng ngay trong ngày, công chứng đa ngôn ngữ

Phiên dịch chuyên nghiệp 24/7

Dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự.

Tư vấn Visa, Du học

Chúng tôi đã dịch thuật, dich thuật công chứng, phiên dich hàng ngàn dự án trên 50 ngôn ngữ gồm: Tiếng Anh, Trùn, Nhật, Hàn, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ….. uy tín toàn quốc, chúng tôi là đối tác tin cậy của nhiều Tập Đoàn, Doanh nghiệp và Tổ chức lớn.

Địa chỉ công ty  dịch thuật Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Sdt: 0963.918.438

Nhiều quốc gia vẫn mở cửa trường học

Tại Thuỵ Điển , trẻ em tiếp tục đến trường, cửa hiệu mở cửa, người dân không phải hạn chế đi lại. "Tôi không thể hiểu quyết định của chính phủ. Họ còn chờ điều gì mà chưa đóng cửa trường học cơ chứ?", Theodora Papadimitropoulou, sống tại thủ đô Stockholm nói. Chị là một trong hàng trăm nghìn phụ huynh kêu gọi chính phủ đóng cửa trường học toàn quốc để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Phản hồi ý kiến của phụ huynh, Cục Y tế Công cộng Thuỵ Điển cho biết cha mẹ ở nhà trông con là tình huống chưa từng có và việc đóng cửa trường học có thể mang lại nhiều hậu quả hơn ích lợi.

Johan Giesecke, nhà dịch tễ học tại Cục Y tế Công cộng, đánh giá hầu hết biện pháp đang áp dụng khắp châu Âu như đóng cửa trường học là thiếu nền tảng khoa học. Quyết định này có thể khiến Thuỵ Điển mất đi 1/4 lực lượng lao động, đặc biệt trong y tế. Trong thời gian nghỉ học, học sinh có thể đi chơi, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm, hoặc ông bà trông cháu có thể đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh.

Đến 28/3, Thuỵ Điển ghi nhận 3.447 ca nhiễm nCoV, trong đó 102 người chết.

Tại Singapore , các quan chức cho rằng trẻ em không dễ nhiễm nCoV, nếu nhiễm cũng không bị nặng. Nếu học sinh nghỉ học, phụ huynh sẽ phải ở nhà trông con, dẫn đến không được trả lương, thậm chí mất việc và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội. Vì thế trường học tại quốc đảo này vẫn hoạt động bình thường.

Quyết định duy trì hoạt động của trường học đã gây ra làn sóng tranh cãi khi ngày 26/3 trường mầm non Sparkletots thuộc trung tâm cộng đồng PCF ở Fengshan ghi nhận 20 ca nhiễm. Trong đó, 15 ca là nhân viên nhà trường, 5 ca là người thân của hiệu trưởng. Tất cả trẻ và nhân viên nhà trường được Bộ Y tế cách ly.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Ngày 27/3, Chính phủ Singapore quyết định cho học sinh các cấp nghỉ học một ngày mỗi tuần bắt đầu từ tháng 4 như một động thái nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan tại trường học. Thay vì đi dịch công chứng học năm ngày trong tuần như bình thường, học sinh Singapore sẽ đi học bốn ngày.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng không nên đóng cửa trường học toàn quốc. "Tôi nghĩ người dân nên xem các trường học như thành phần riêng lẻ. Nếu trường nào có nguy cơ bùng phát dịch, chúng tôi sẽ đóng cửa trường đó nhưng không phải toàn quốc", Thủ tướng nói.

Đến 28/3, Singapore ghi nhận 802 ca nhiễm nCoV, 2 người chết.

Tại Australia , từ ngày 22/3, Chính phủ ra lệnh dừng hoạt động tập trung đông người như quán bar, rạp chiếu phim, trung tâm mua sắm, dừng tổ chức đám cưới, thậm chí là tang lễ. Tuy nhiên, các trường học vẫn hoạt động bình thường.

Ông Paul Kelly, Phó giám đốc Y tế Australia, cho rằng việc đóng cửa trường học không có tác dụng ngăn chặn Covid-19 như cấm hoạt động tập trung đông người khác. Quyết định này có thể gây áp lực lên hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe vì ước tính 30% nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch phải ở nhà trông con.

Trong khi đó, một số trường học tại Australia đang rơi vào tình cảnh thiếu hụt thiết bị, sản phẩm vệ sinh. Giáo viên e ngại học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp có thể là nguồn lây nhiễm virus.

"Tất cả nhân viên nhà trường đều lo lắng. Giáo viên đeo găng tay và rửa tay liên tục. Trường học nên được đóng cửa", Lea Lockwood, giáo viên dạy tiếng Anh tại thị trấn Bendigo, nói và cho hay Hội Liên minh Giáo viên các địa phương đang đề nghị Thủ tướng ra quyết định đóng cửa trường học trước khi quá muộn.

Đến 28/3, Australia ghi nhận 3.635 người nhiễm nCoV, trong đó 14 người chết.

Theo UNESCO, để phòng Covid-19, 162 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đóng cửa trường học, làm gián đoạn học tập của hơn 1,7 tỷ học sinh , sinh viên.

Tú Anh (Theo Bloomberg, Reuters )

Phó thủ tướng: 'Dồn lực dập ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai'

Tại cuộc họp trực tuyến với thành phố Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai và các chuyên gia, ngày 28/3, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nội dung trên "là nhiệm vụ rất quan trọng trong những ngày tới".

Theo ông Đam, việc dập các ổ dịch có tính quyết định khi đã lây lan vào cộng đồng. Việt Nam đã làm tốt với các ổ dịch tại Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), ổ dịch tại Bình Thuận, chuyến bay VN54... Hiện còn hai ổ dịch phải đặc biệt lưu ý là quán bar Buddah (TP HCM) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Phó thủ tướng yêu cầu lập danh sách toàn bộ những người đã đến bệnh viện từ 12/3 đến nay. Các địa phương có người từng đến đây đều phải vào cuộc quyết liệt, "phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để dập bằng được ổ dịch này".

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết "Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là một ổ dịch lớn, nguy hiểm". Bộ Y tế đã thành lập một tổ công tác đặc biệt và tổ điều tra dịch tễ tại đây.

Tất cả y bác sỹ, nhân viên, bệnh nhân đã được cách ly, xét nghiệm. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng bệnh viện là cơ sở y tế lớn, mỗi ngày có từ 10.000-15.000 người qua lại nên lây nhiễm có thể không chỉ từ bệnh nhân, cán bộ y tế, mà còn cả từ người đến thăm, người đến khám bệnh. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm ở Bạch Mai cũng như các bệnh viện khác là rất lớn.

"Chúng ta đã lần lượt kiểm soát các nguồn lây bệnh. Cán bộ, nhân viên y tế đang cách ly tại bệnh viện Bạch Mai vẫn tiếp tục điều trị các bệnh nhân còn ở trong. Bộ Y tế sẽ cung cấp thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị điều trị để bảo đảm cán bộ, nhân viên y tế có thể hoàn thành nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

PGS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng) cho biết thêm, từ hai tuần nay, các chuyên gia dịch tễ học đã theo dõi rất sát và phân tích ngày đêm để tìm ra đường lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai.

Ban đầu, các chuyên gia tập trung vào hướng lây nhiễm từ nhân viên y tế, nhưng sau khi xét nghiệm thì thấy chưa thuyết phục. Đường lây nhiễm thứ hai, có dấu hiệu lây nhiễm từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Tuy nhiên, điều tra dịch tễ tiếp theo cho thấy có nguồn lây nguy hiểm hơn dịch công chứng nữa là từ nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống, hậu cần trong bệnh viện. Hiện, công ty cung cấp dịch vụ tại bệnh viện Bạch Mai đã có 5 người nhiễm nCoV.

Các chuyên gia dịch tễ đang tiếp tục điều tra nguồn lây bệnh từ những người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp.

Ông Trần Đắc Phu cho rằng nguy cơ lây nhiễm từ hai nguồn này "là rất nguy hiểm vì di chuyển qua nhiều bệnh viện". "Tới đây, không chỉ Bạch Mai mà các bệnh viện khác cũng phải đặc biệt chú ý hai nguồn này", ông Phu cảnh báo.

Tại cuộc họp, nhiều chuyên gia nhận định, hai ổ dịch rất nguy hiểm là quán bar Buddah và Bệnh viện Bạch Mai. Đặc biệt, Bạch Mai là ổ dịch rất lớn, nơi rất tiềm tàng, phức tạp, nguy hiểm nhất của cả nước.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh giải pháp điều tra dịch tễ truyền thống, cần đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế để "từ trong rà soát ra" và "bao lưới từ ngoài vào", nhằm khoanh vùng, xác định trường hợp liên quan.

Đồng thời, các chuyên gia khuyến cáo cần gửi tin nhắn cảnh báo qua các mạng di động, mạng xã hội đến tất cả những người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3; kêu gọi người dân cung cấp thông tin về những người có liên quan hoặc đã đến đây. Sau khi lập danh sách, sẽ sàng lọc, phân loại nhóm cần cách ly tập trung và xét nghiệm ngay, nhóm cách ly tại gia đình và được theo dõi y tế.

Các chuyên gia thống nhất, người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, nếu không cần thiết ở lại thì được di chuyển đến khu cách ly tập trung. Các bệnh nhân còn lại trong viện sẽ tiếp tục được điều trị. Trường hợp được điều trị khỏi phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện về dịch tễ mới được xuất viện.

Lực lượng y tế sẽ cách ly tập trung trong bệnh viện. Nếu phải luân phiên thì người vào thay cũng phải cách ly tập trung trong viện, còn người ra ngoài cách ly ở cơ sở tập trung dân sự.

Bệnh viện Bạch Mai được giao lên danh sách bệnh nhân chạy thận nhân tạo, để có quy chế riêng khi đến viện và yêu cầu tự cách ly tại nơi cư trú. Những người này phải khai báo y tế bắt buộc theo quy định của Hà Nội để giám sát việc di chuyển, đảm bảo tránh mọi nguy cơ bị lây nhiễm hoặc lây nhiễm ra cộng đồng.

Bộ Y tế sẽ có văn bản yêu cầu toàn bộ hệ thống bệnh viện tăng cường biện pháp phòng, chống dịch, tránh xảy ra tình trạng tương tự như bệnh viện Bạch Mai. Cán bộ ngành y tế nếu được yêu cầu cung cấp thông tin điều tra dịch tễ học phải đảm bảo đầy đủ, trung thực; người vi phạm sẽ bị cho thôi việc.

18h ngày 28/3, Bộ Y tế ghi nhận thêm 5 trường hợp dương tính mới, trong đó có 3 người liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai.

Ba ca mới có 2 là người nhà bệnh nhân, thời gian qua đưa người thân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Người còn lại là một nhân viên nhà ăn bệnh viện.

Như vậy, liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, hiện ghi nhận 11 bệnh nhân Covid-19 gồm 2 điều dưỡng ; "bệnh nhân 133" ; " bệnh nhân 161" cùng 2 người thân số 162, 163 ; hai nhân viên giao nước sôi là " bệnh nhân 168" và 169 ; và 3 bệnh nhân mới.

Bạo lực gia đình gia tăng vì lệnh phong tỏa

Cảnh sát tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) cho biết, số vụ bạo lực gia đình được báo cáo tăng gấp ba lần trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, từ 47 lên 162 vụ. "Dịch bệnh đã tác động rất lớn đến bạo lực gia đình. Theo thống kê của chúng tôi, 90% nguyên nhân của bạo lực (trong giai đoạn này) có liên quan đến dịch Covid-19", ông Wan Fei, một sĩ quan cảnh sát đã nghỉ hưu, người sáng lập chiến dịch từ thiện chống bạo hành gia đình, cho hay.

Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường ở Barcenola (Tây Ban Nha). Ảnh: Pau Barrena/AFP

Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường ở Barcenola (Tây Ban Nha). Ảnh: Pau Barrena/AFP

Ở Brazil, tình trạng này cũng tương tự. Theo đài phát thanh Globo, một trung tâm tình thương đã tiếp nhận tin báo về bạo hành gia đình tăng vọt trong các khu cách ly để ngăn Covid-19. "Chúng tôi nghĩ có sự gia tăng 40% hoặc 50% số vụ. Chúng ta cần bình tĩnh để giải quyết khó khăn này", Adriana Mello, một thẩm phán ở Rio de Janeiro chuyên về bạo lực gia đình, cho biết.

Chính quyền vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha cũng thông báo các cuộc gọi tới đường dây của họ tăng 20% trong vài ngày đầu kể từ khi lệnh phong tỏa được áp đặt. Tại Síp, các vụ ngược đãi được báo qua đường dây nóng tương tự tăng 30% trong tuần sau ngày 9/3, khi quốc đảo xác nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. "Số vụ gia tăng mạnh mẽ. Đường dây trợ giúp 24/24 của chúng tôi lúc nào cũng có cuộc gọi đến", Annita Draka, Hiệp hội phòng chống bạo lực gia đình có trụ sở tại Nicosia, thủ đô của Sip, cho biết.

Những con số đáng báo động trên mới chỉ ghi được những trường hợp phụ nữ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhiều người không thể thực hiện cuộc gọi vì họ sợ hoặc bị ngăn cản.

Ở Italy, các cuộc gọi tới đường dây trợ giúp giảm mạnh, nhưng nhiều tin nhắn và email có nội dung rất tuyệt vọng. "Một người phụ nữ phải tự nhốt mình trong phòng tắm để nhắn tin cầu cứu", Lella Palladino, chủ tịch của DiRe, mạng lưới chống bạo hành phụ nữ, nói và cho biết thêm nhiều người tuyệt vọng hơn khi không thể chạy ra ngoài. Palladino dự đoán sẽ có "sự gia tăng bùng nổ" số vụ lạm dụng được báo cáo khi các hạn chế đi lại được nới lỏng.

Một phụ nữ băng qua con đường vắng vẻ ở Paris trong thời kỳ phong tỏa. Ảnh: Thibault Camus/AP.

Một phụ nữ băng qua con đường vắng vẻ ở Paris trong thời kỳ phong tỏa. Ảnh: Thibault Camus/AP.

Chính quyền ở nhiều quốc gia đã nhận ra vấn đề và họ cũng có những phản ứng đầu tiên. Ở Tây Ban Nha - nơi lệnh phong tỏa vô cùng nghiêm ngặt và nhiều người đang bị phạt vì vi phạm - chính phủ thông báo sẽ không áp dụng lệnh cấm với những người phụ nữ phải ra khỏi nhà để báo cáo hoặc trốn chạy bạo lực gia đình.

Nhưng từng đó là chưa đủ. Ngày 19/3, nước này đã chứng kiến vụ án mạng liên quan đến bạo lực gia đình đầu tiên kể từ khi có lệnh phong tỏa. Một người phụ nữ bị chồng sát hại trước mặt con cái ở tỉnh ven biển Valencia.

Các nhà hoạt động cho biết mối đe dọa gia tăng đối với phụ nữ và trẻ em là "tác dụng phụ" có thể dự đoán được của lệnh phong tỏa. "Tình trạng này xảy ra trong mọi cuộc khủng hoảng. Những gì chúng tôi lo lắng là tỷ lệ bạo lực đang gia tăng trong khi các dịch vụ trợ giúp phụ nữ hoặc khả năng tiếp cận các dịch vụ này suy giảm. Đây là một thử thách thực sự", Marcy Hersh, một quản lý cấp cao về vận dịch công chứng động nhân đạo tại Women Delivery – một tổ chức bảo vệ phụ nữ, cho biết.

Nhiều quốc gia xuất hiện những lời kêu gọi thay đổi chính sách hoặc pháp lý để giảm nguy cơ phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi trong khu vực cách ly.

Ở Anh, Mandu Reid, lãnh đạo đảng Bình đẳng Phụ nữ, kêu gọi cảnh sát đuổi những kẻ bạo hành ra khỏi nhà trong thời gian phong tỏa.

Một công tố viên ở Trento, Italy, ra quy định trong các tình huống bạo lực gia đình, kẻ bạo hành phải rời khỏi gia đình chứ không phải nạn nhân. Tổng liên đoàn Lao động (CGIL) đã hoan nghênh quyết định trên.

"Mọi người đều thấy khó khăn khi phải ở yên trong nhà vì Covid-19, nhưng nó trở thành cơn ác mộng thực sự đối với các nữ nạn nhân của bạo lực", CGIL cho hay.

Tại Đức, chủ tịch nhóm nghị sỹ Đảng Xanh ở Quốc hội Đức, bà Katrin Göring-Eckardt kêu gọi chính phủ cung cấp những nơi ở an toàn cho họ. "Không gian trong các ngôi nhà an toàn cho phụ nữ bị thiếu thốn ngay cả trong thời điểm bình thường", bà nói với truyền thông Đức và kêu gọi các nhà chức trách xem xét chuyển đổi các khách sạn và nhà khách trống làm nơi trú ẩn cho những phụ nữ bị bạo lực. Đồng thời bà đề xuất bỏ quy định cấm rời nhà cho những phụ nữ dễ bị tổn thương.

Phó chủ tịch nhóm nghị sỹ Đảng Xanh, Katja Dörner, đề xuất thực hiện các chuyến kiểm tra thường xuyên những trường hợp có nghi ngờ trẻ em bị ngược đãi, bất chấp các quy tắc cấm tiếp xúc.

Cảnh sát ở bang Uttar Pradesh, một trong những nơi có tình trạng bạo lực tệ nhất ở Ấn Độ, đã cung cấp đường dây nóng trợ giúp khi số vụ gia tăng.

"Chặn nCoV, không phải chặn tiếng nói của bạn", một biểu ngữ trên trang nhất một tờ báo cho hay. Cảnh sát hứa sẽ xử lý từng trường hợp và cảnh sát có thể bắt giữ thủ phạm của bất kỳ hành vi bạo lực nào.

Maria Syrengela, người đứng đầu cơ quan chính sách gia đình và bình đẳng giới của Hy Lạp, cho biết họ nhận ra được bạo lực gia đình là vấn đề thường xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng nên đang nỗ lực để ngăn chặn.

"Một khi số liệu chính thức được công bố vào tuần tới và chúng tôi biết quy mô thực sự của vấn đề, chúng tôi sẽ tận dụng các kênh truyền hình cũng như phương tiện truyền thông xã hội và báo chí chính thống. Tôi chắc chắn tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng sẽ khiến tình trạng này (bạo lực gia đình) trở nên tồi tệ hơn", bà nói.

Ánh Dương (Theo The Guardian)

Thiết bị xét nghiệm nCoV trong 5 phút

Thiết bị này được FDA phê duyệt ngày 27/3 để sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe như phòng khám bác sĩ, khoa cấp cứu bệnh viện... Dụng cụ xét nghiệm này có thể phát hiện người dương tính với dịch công chứng nCoV trong năm phút và kết quả âm tính trong 13 phút.

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Thiết bị có kích thước bằng một lò nướng nhỏ, chỉ nặng khoảng 3 kg dễ dàng di chuyển. Thiết bị xét nghiệm sử dụng công nghệ phân tử, khuếch đại axit nucleic đẳng nhiệt cho kết quả chỉ trong vài phút.

Ông Robert B. Ford, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của phòng thí nghiệm Abbott chia sẻ: Chúng ta phải chiến đấu chống đại dịch Covid-19 trên nhiều mặt trận. Một dụng cụ xét nghiệm có tính di động sử dụng công nghệ phân tử mang lại kết quả trong vài phút sẽ bổ sung vào các giải pháp chẩn đoán cần thiết để chống lại virus này".

"Với thiết bị này, các cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể triển khai xét nghiệm bên ngoài phòng khám tại các điểm nóng của dịch", Robert cho biết thêm.

Phòng thí nghiệm sẽ tăng cường sản xuất để đạt 50.000 bộ dụng cụ mỗi ngày, cung cấp cho các đơn vị y tế tại Mỹ vào tuần tới. Đơn vị này cũng đang làm việc với các cơ quan quản lý để đưa các thiết bị xét nghiệm nCoV đến vùng tâm dịch.

Tính đến ngày 29/3, Mỹ ghi nhận hơn 122.000 người nhiễm nCoV, là vùng dịch lớn nhất thế giới, trong đó hơn 2.000 người đã chết. Bang New York là tâm dịch, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước Mỹ và hơn 500 ca tử vong. Các bệnh viện tại đây phải tăng công suất ít nhất 50%, một số tăng 100% để ứng phó dịch bệnh, song vẫn đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và máy thở.

Lê Cầm (Theo Marketwatch )

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’

"Tôi muốn lặp lại và nhấn mạnh điều mình từng nói: đừng căng thẳng về công việc”. Đó là thông điệp vừa được CEO Stewart Butterfield dịch công chứng gửi đến toàn bộ nhân viên Slack – công ty công nghệ có giá trị hàng tỷ USD.

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng khắp nước Mỹ và thế giới, Butterfield chia sẻ với nhân viên của mình rằng: “Chúng tôi hiểu điều này. Hãy chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, trở thành một đối tác tốt. Không sao cả nếu phải giảm giờ làm hay làm việc không thường xuyên. Hãy tạm nghỉ một lát nếu bạn thấy cần”.

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 1.

CEO Slack cho biết ông đã nhìn thấy con cái của các đồng nghiệp thông qua các cuộc gọi video. “Chúng tôi có thể để nhân viên tự do hơn một chút và mọi người đều được thấu hiểu và cảm thông – chúng ta đều là con người và đang cùng trải qua hoàn cảnh này”, ông nói.

Khác với nhiều doanh nghiệp đang bên bờ phá sản vì đại dịch, Covid-19 lại là cơ hội phát triển cho công ty ứng dụng tin nhắn này. Khi hàng loạt doanh nghiệp trên thế giới chuyển sang làm việc từ xa để tránh lây lan virus corona, Slack trở thành công cụ kết nối quan trọng và được nhiều người lựa chọn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/3, giá trị vốn hóa của Slack ở mức 15,9 tỷ USD. Công ty có hơn 110.000 khách hàng trả tiền. Hiện 100% nhân viên của Slack tại 18 văn phòng trên thế giới (2.000 người) đang làm việc tại nhà. Các nhân viên được trợ cấp 500 USD để sắp xếp nơi làm việc tại nhà thuận tiện và thoải mái

Theo tỷ phú Mark Cuban, trong thời điểm đại dịch và khi thị trường biến động mạnh, cách xử lý của các nhà lãnh đạo công ty sẽ được “soi” rất kỹ. Các chủ doanh nghiệp không nên yêu cầu nhân viên đi làm như bình thường quá sớm.

“Đó không chỉ là vấn đề an toàn, đó là còn là vấn đề kinh doanh”, nhà đầu tư nổi tiếng của chương trình Shark Tank chia sẻ.

Mark Cuban cho rằng cách phản ứng của các công ty sẽ định nghĩa thương hiệu của họ trong nhiều thập kỷ. “Nếu bạn không quan tâm đến nhân viên/cổ đông và đặt họ lên hàng đầu, mọi người sẽ đánh giá công ty của bạn như vậy”.



CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 2.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng "tột đỉnh" này

Dù là lướt web, chơi game, xem phim hay chỉ đơn giản là dùng điện thoại thôi, chúng ta đều phải chạm lên màn hình, sau đó nhìn những chuyển động của từng icon, từng chi tiết. Trải nghiệm này trước nay không hề được coi trọng, nhưng sự thật là nếu được nâng cấp thì bỗng nhiên, chiếc điện thoại cứ như được "lên level", dùng sướng tay hơn nhiều.

Vì thế mà một vài nhà sản xuất đã đón đầu xu hướng tăng tốc độ làm tươi màn hình (refresh rate) cũng như tốc độ nhận diện cảm ứng. Lợi ích của những cải tiến cho màn hình như vậy thật sự thấy rất rõ, chỉ cần dùng vài phút là "phê" ngay, ví dụ như những bạn trẻ dưới đây:

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 2.

Đầu tiên là thử vuốt qua lại menu ứng dụng này… Chỉ vài thao tác thôi là thấy chiếc máy viền đen mượt hơn hẳn!

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 3.

Lướt web cũng mượt và nhanh hơn nhiều so với chiếc máy còn lại.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 4.

Xem phim hành động thì sao? Chiếc máy viền đen bí ẩn cũng thể hiện tốt hơn hẳn ở những phân cảnh chuyển động nhanh, không bị bóng mờ chút nào.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 5.

Các bạn trẻ còn ví việc xem video bằng chiếc điện thoại viền đen "xịn" chẳng kém gì xem trên TV cao cấp đắt tiền cả.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 6.

Kể cả chơi game cũng vậy. Chuyển động nhanh thì cũng phải có màn hình thật mượt, thao tác cảm ứng thật nhạy thì mới không thua oan.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 7.

Chơi thử bằng chiếc điện thoại viền đen bí ẩn xong mới nhận ra chân lý: "Thua không phải do mình "gà", mà là do máy chưa đủ xịn!"

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 8.

Ai cũng công nhận chiếc điện thoại này mượt thật sự, vậy danh tính của "em nó" là ai?

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 9.

Ồ, chính là OPPO Find X2 với tấm nền màn hình có tần số làm tươi lên đến 120Hz, cao gấp đôi tiêu chuẩn thông thường!

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 10.

Cùng với đó còn là khả năng nhận diện cảm ứng 240Hz để mọi thao tác đều trở nên nhanh nhạy và chân thực hơn.

Như các dịch công chứng bạn đã thấy, một chiếc smartphone "đỉnh" của năm 2020 thì không chỉ cần cấu hình thật mạnh nữa. Để có được trải nghiệm mượt mà trơn tru vượt trội dù là lướt web, chơi game hay xem phim ảnh thì nhất định phải có màn hình 120Hz và cảm ứng 240Hz nữa nhé!

Find X2 là smartphone cao cấp mới nhất của OPPO, chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam vào ngày 15/3, sẽ lên kệ tại Việt Nam từ ngày 1/4 với mức giá 23,99 triệu đồng. Từ 16/3 đến 31/3, khách hàng đặt trước OPPO Find X2 sẽ được nhận bộ quà tặng hấp dẫn bao gồm loa B&O Beoplay A1 (trị giá 7,9 triệu đồng), bảo hành toàn cầu 12 tháng cùng ưu đãi trả góp 0%, bảo hành chính hãng 18 tháng và bảo hành rơi vỡ màn hình 6 tháng. Độc giả đăng ký đặt trước sản phẩm tại đây .

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc

Để chủ động  phòng dịch Covid -19 , UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản ra lệnh đóng cửa tất cả các hàng quán trên địa bàn đến ngày 5/4, trừ hàng thiết yếu nhằm hạn chế việc tụ tập đông người, chặn đứng nguy cơ lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV tối ngày 27/3, một số quán café tại TP Hồ Chí Minh vẫn bất chấp dịch bệnh mở cửa hoạt động. Không chỉ có các quán cà phê nhỏ lẻ mà thậm chí ngay cả một nhà hàng nằm trên địa bàn quận 1  vẫn mở cửa và phục vụ hơn 30 khách cho đến tận dịch công chứng khi được các cơ quan chức năng đến làm việc.

Đây là số ít những quán hàng mà PV ghi nhận sau 3 ngày TP HCM có chỉ thị tạm ngưng hoạt động dịch vụ ăn uống có công suất trên 30 người, để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid -19.

Việc một số hàng quán bất chấp mở cửa đón khách, tụ tập đông người như vậy đang làm dấy lên nhiều lo ngại trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh. Thực hiện: Kingpro

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc đóng cửa trước mở cửa bên đến việc... tắt đèn đón khách - Ảnh 2.

Một số hàng quán kéo cửa cuốn nhưng vẫn có khách ngồi bên trong

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc đóng cửa trước mở cửa bên đến việc... tắt đèn đón khách - Ảnh 3.

Các beer club vẫn đón và phục vụ đông khách

Dịch COVID-19: Kinh tế, sức khỏe người dân và nguy cơ về một cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ

Cuộc Đại khủng hoảng tại Mỹ (năm 1929- 1933) bắt đầu bằng việc thị trường chứng khoán lao dốc đã gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, suy giảm sản lượng kinh tế, gây tâm trạng bất an cho cả 1 thế hệ.

Nó đã tái định hình nước Mỹ, dịch chuyển dòng người di cư, sản sinh các dòng nhạc, trường phái hội họa và văn học mới. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Franklin Roosevelt, cuộc đại khủng hoảng cũng tạo ra một loạt chương trình phúc lợi xã hội mới như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội nghỉ hưu, và bảo hiểm tiền gửi ngân hàng.

Sự lây lan nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ của virus corona đang khiến người ta liên tưởng tới cuộc Đại khủng hoảng này do dự báo sự tăng đột biết số lượng người mất việc và sự sụt giảm đáng kể sản lượng kinh tế giống như những gì diễn ra hồi năm 1930.

Nhưng để cuộc khủng hoảng thực sự xảy ra, một loạt các con số kỉ lục sẽ phải xuất hiện trong những tuần tới: ví dụ như hàng triệu người mất việc làm, sụt giảm tổng sản lượng kinh tế ở mức 2 con số trên quy mô lớn và kéo dài trong nhiều năm, chứ không phải nhiều tháng.

Ông Bernard Baumohl, trưởng kinh tế toàn cầu của tổ chức Economic Outlook Group, nói: "Không có một định nghĩa rõ ràng về đại khủng hoảng nhưng chắc chắn nó rất khác về mức độ và quy mô so với 1 cuộc suy thoái". Lấy ví dụ về cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ mất 20% số việc làm trong 3 năm, gấp 4 lần con số việc làm mất đi trong cuộc Đại suy thoái 2007-2009.

Trong 4 năm của cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ giảm 1/3 sản lượng kinh tế. Mặc dù một số nhà kinh tế nghĩ rằng nước Mỹ dự đoán chính xác sản lượng từ tháng 4- tháng 6 sụt giảm ít nhất 14%, hiếm ai nghĩ rằng sự sụt giảm này kéo dài trong nhiều năm.

Chi tiêu công cũng là 1 nhân tố. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến, nên khoản tiền chính phủ phải hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân rất lớn. Những biện pháp bình ổn này tỏ ra có tác dụng hiệu quả trong các kỳ suy thoái trước.

Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sẽ góp phần vào sự hình thành cuộc Đại khủng hoảng. Sự thất bại của FED trong việc ngăn các ngân hàng phá sản cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình.

Thời điểm này, FED và các ngân hàng trung ương của các nước đã nhanh chóng thông qua các gói cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt và thực thi các chính sách mới nhằm giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và giảm bớt tình trạng sa thải hàng loạt.

Bước quan trọng tiếp theo là các nhà kinh tế học và những người làm chính sách cần cải thiện hệ thống chăm sóc y tế công tại Mỹ.

Các chuyên gia y tế nói rằng các quy định không thống nhất giữa các bang và phản ứng chậm chạp của chính phủ có thể khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng hơn.

Việc tổng thống Donald Trump mong muốn sớm hồi dịch công chứng sinh nền kinh tế cũng có thể tạo ra các rủi ro.

Theo nghiên cứu của Tạp chí khoa học công Lancet dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, việc dỡ bỏ các quy định phong tỏa quá sớm có thể tạo ra dịch bệnh bùng phát lần thứ hai.

Số người thương vong càng lớn, dịch bệnh kéo dài càng lâu thì nền kinh tế càng bị thiệt hại nhiều. "Cần khống chế dịch bệnh trước rồi mới tính đến các hoạt động kinh tế được," chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu.

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời

Thông tin  nữ diễn viên Mai Phương qua đời  vào tối ngày 28/3 sau hơn 1 năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi quái ác đã làm đông đảo khán giả, bạn bè nghệ sĩ vô cùng bàng hoàng, thương tiếc. Mới đây, Phùng Ngọc Huy - bạn trai cũ và cũng là bố của con gái Mai Phương cũng có động thái đầu tiên ngay khi biết tin buồn. 

Cụ thể trên trang cá nhân, nam ca sĩ cập nhật ảnh bìa và ảnh đại diện sang màu đen, như một cách bày tỏ sự tiếc thương. Ngoài ra, Phùng Ngọc Huy cũng không có thêm bất cứ chia sẻ gì trên mạng xã hội về tin buồn này. Được biết, hiện nam ca sĩ đang ở Mỹ và rất khó khăn để trở về Việt Nam dự tang lễ Mai Phương trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. 

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời - Ảnh 2.

Phùng Ngọc Huy chuyển ảnh đại diện và ảnh bìa trang cá nhân Facebook sang màu đen, như một cách bày tỏ sự tiếc thương ngay khi nghe tin Mai Phương qua đời.

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời - Ảnh 3.

Mai Phương và Phùng Ngọc Huy từng dịch công chứng có 3 năm mặn nồng bên nhau trước khi đường ai nấy đi. Trong suốt thời gian Mai Phương bị bệnh, Phùng Ngọc Huy dù ở xa nhưng vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới cô.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump

Mỹ đã có ít nhất 111.115 người nhiễm Covid-19 và 1.842 người tử vong, theo CNN cập nhật đến 12h trưa 28/3 (giờ địa phương).

Thống đốc New York - Andrew Cuomo - cho biết trong buổi họp báo sáng 28/3, tiểu bang này đã làm xét nghiệm tổng cộng 155.934 người và ghi nhận 52.318 trường hợp nhiễm virus. Trong đó, đã có 728 người tử vong. Như vậy, riêng New York đã chiếm 47% số ca bệnh và 40% số ca thiệt mạng của nước Mỹ.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 1.

Người dân New York đứng xếp hàng chờ xét nghiệm virus corona ở Bệnh viện Elmhurst ngày 27/3 (Ảnh: AP)

Thống đốc Cuomo cho biết thêm trong buổi họp báo, đã có 172 bệnh nhân được chuyển vào phòng điều trị tích cực trong ngày 27/3.  Ngoài ra ông nhận thấy nhiều cư dân vẫn chưa tuân thủ lệnh trú ẩn tại nhà. Vì vậy, chính quyền sẽ xem xét đóng cửa toàn bộ các khu vui chơi giải trí nếu người dân không tự giác thực hiện cách biệt xã hội.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 2.

Tổng thống Trump vừa cho biết về ý định phong tỏa 3 tiểu bang (Ảnh: AFP/Getty)

Cùng lúc đó tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump phát biểu rằng đang cân nhắc khả năng phong dịch công chứng tỏa "ngắn hạn, 2 tuần" đối với New York, ngoài ra còn có thể mở rộng sang New Jersey và các khu vực nhất định của Connecticut. Đây là 3 tiểu bang lân cận với tổng dân số gần 32 triệu người.

Cụ thể, ô ng Trump cho biết vào trưa 28/3: "Chúng ta sẽ không muốn làm điều này, nhưng việc phong tỏa có khả năng xảy ra vào một lúc nào đó trong hôm nay". 

Tổng thống nói đây sẽ là "việc cách ly bắt buộc" nhằm hạn chế di chuyển, vì nhiều cư dân New York đã đi đến Florida và "chúng ta không muốn điều đó". Tuy nhiên k hi được hỏi có đóng cửa tuyến tàu điện ngầm của thành phố New York hay không, Tổng thống đáp "Không".

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 3.

Thống đốc New York Andrew Cuomo trong buổi họp báo 28/3 (Ảnh: AP)

Quay lại buổi họp báo ở New York, thống đốc Cuomo sau khi nghe được phát biểu của Tổng thống đã bày tỏ sự bất ngờ.  "Tôi đã thảo luận với Tổng thống về tàu tiếp tế của Hải quân và các vấn đề khác, nhưng không nói về việc phong tỏa. Tôi còn không biết nó có nghĩa là gì" - ông Cuomo nói với báo giới.

Trước đó, chính phủ đã điều động tàu bệnh viện  USNS Comfort của Hải quân đến hỗ trợ New York. Dự kiến con tàu sẽ cập cảng vào thứ Hai 30/3, cung cấp 1.000 giường điều trị ngay trên tàu để giảm tải cho các bệnh viện.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 4.

Tàu bệnh viện USNS Comfort của Hải quân đang trên đường tới New York (Ảnh: Getty)

(Theo CNN)

3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến "phát hờn" khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza

Gia đình Cam Cam, gia đình Xoài, gia đình Đậu là "liên minh" 3 gia đình thế hệ 4.0 "quyền lực" nhất nhì miền Bắc. Cả ba gia đình (gia đình nhà Xoài: Tùng Sơn - Trang Lou - bé Xoài, gia đình nhà Đậu: Ba Duy - Nam Thương - bé Đậu và gia đình Cam Cam: Kiên Hoàng - Loan Hoàng - bé Cam) đều sở hữu lượng theo dõi đông đảo trên mạng xã hội.

Ba gia đình thường xuyên có những buổi hẹn hò đi chơi, ăn uống với nhau và nhận được sự quan tâm, yêu thích của người hâm mộ. Tuy nhiên, mới đây hình ảnh 3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu "trốn" ba mẹ để dịch công chứng rủ nhau đi chơi "riêng" khiến khán giả càng phấn khích trong chương trình " Thử thách lớn khôn ". Mặc dù không có phụ huynh bên cạnh, ba em bé vẫn rất ngoan ngoãn trò chuyện để đợi phần ăn được phục vụ. Loạt biểu cảm siêu đáng yêu, kháu khỉnh của bé Xoài, Cam, Đậu cùng nhau chia sẻ, thưởng thức pizza, khoai tây rán khiến ai cũng phải "tan chảy". Được sự nuôi dạy khéo từ ba cặp bố mẹ, cả ba nhóc tì tuy chỉ mới 4 tuổi nhưng đã biết dùng nĩa để lấy khoai tây.

3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến phát hờn khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza - Ảnh 1.
3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến phát hờn khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza - Ảnh 2.

3 nhóc tì ăn uống cùng nhau cực kỳ đáng yêu

3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến phát hờn khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza - Ảnh 3.

Bé Cam

3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến phát hờn khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza - Ảnh 4.

Gia đình nhà Đậu

3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến phát hờn khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza - Ảnh 5.

Gia đình nhà Xoài

Ngoài sự góp mặt của 3 "gia đình IT" miền Bắc, chương trình còn đón chào sự tham gia của 3 gia đình nổi tiếng ở miền Nam gồm: gia đình nghệ sĩ Kim Tử Long – Trinh Trinh - bé Andy Khánh, gia đình nghệ sĩ Thu Trang – Tiến Luật – bé Andy, gia đình ca sĩ Đoan Trang – Mr.Johan Wicklund – bé Sol.

Tập 2 của "Thử thách lớn khôn" sẽ được phát sóng vào lúc 20h25 thứ 6, ngày 03/4/2020 trên kênh HTV7.

Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai

Theo đó, 3 trong số đó liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), 1 ca có thời gian sống trong cộng đồng và 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. 

CA BỆNH 170 (BN170): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, có địa chỉ tại Định Hoá, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nghề nghiệp: lao động tự do (làm thạch cao). 

Đầu tháng 3/2020, bệnh nhân làm trần thạch cao trong khu đô thị mới của Vingroup ở huyện Gia Lâm. Tại đây bệnh nhân ở cùng 04 người, hàng ngày chủ yếu tiếp xúc với 4 người này và một người giám sát trông công trình. Thời điểm này bệnh nhân khỏe mạnh, không ho, không sốt. 

Khoảng ngày 14-15/3/2020, bệnh nhân biết tin bố ốm nên về quê. Bệnh nhân bắt xe Grab (nhưng không đặt xe trên điện thoại) từ Gia Lâm đến bến xe Giáp Bát, lúc 9h30 bệnh nhân lên xe của nhà xe Đức Long và về đến nhà khoảng 12h cùng ngày. Bệnh nhân ở nhà và không đi đâu trong thời gian khoảng 5-6 ngày (không ho, không sốt, không khó thở). Đến sáng ngày 20/3, bệnh nhân cùng hai người chú, thuê xe đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình để chuyển bố lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). 

Khoảng 12h cùng ngày, bố của bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân và bố ở đây khoảng 1.5-2h, sau đó bố của bệnh nhân được chuyển đến Khoa Tiêu hoá ở tầng 3. Từ 20-22/3, bệnh nhân đến mua và ăn cơm 5 lần ở quầy số 1 căng tin Bệnh viện Bạch Mai. Sáng ngày 22/3/2020, bệnh nhân đi xe ôm từ Bệnh viện Bạch Mai tới bến xe Giáp Bát, 9h30 lên xe Đức Long và về đến quê lúc 12h, vợ ra đón về. 

Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tối cùng ngày, bệnh nhân bị sốt 38.5 độ C, được anh vợ chở vào Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn tối ngày 23/3/2020. Vào 10h30 ngày 25/3/2020, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả ban đầu dương tính với virus SARS-CoV-2. 

CA BỆNH 171 (BN171):  Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 19 tuổi, là du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân từ Mỹ về, quá cảnh ở Philippines, nhập cảnh Việt Nam ngày 13/3/2020. 

Khi nhập cảnh, bệnh nhân không có triệu chứng và được đưa đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi cách ly theo dõi . Ngày 24/3/2020, Trung tâm Y tế Quận 10, TP. Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu theo diện điều tra cộng đồng những người từ Mỹ và Đông Nam Á trở về. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh kết luận mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 vào ngày 28/3/2020. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại nhà. 

CA BỆNH 172 (BN 172) : nữ, quốc tịch Việt Nam, là con dâu bệnh nhân số 133, chăm sóc bệnh nhân 23 ngày. Hiện nay bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở. 

CA BỆNH 173 (BN 173): nữ, quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc Mátxcơva (LB Nga) về nước ngày 25/3/2020, được chuyển đến khu cách ly tập trung tại trường Đại học FPT ở dịch công chứng Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện sốt khoảng 38 độ C, kèm theo ho nhiều, đau mỏi người, đã được nhập viện. 

CA BỆNH 174 (BN 174): nữ, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân làm việc tại nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai, có tiếp xúc với nhiều người. Hai ngày nay bệnh nhân xuất hiện sốt từng cơn, sốt nóng 38,6 độ C, ho húng hắng có đờm trắng , không chảy nước mũi, không đau mỏi người, đã được nhập viện. 

Bộ Y tế khuyến cáo: Từ 0h hôm nay (28/3/2020) bắt đầu áp dụng việc hạn chế đi lại và các quy định chặt chẽ của Chính phủ nhằm ngăn chặn việc lây lan bệnh Covid-19. Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt 5 điểm sau đây:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn"

Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những  du học sinh về nước và đang chịu cách ly . Các du học sinh này đều cho rằng điều kiện mà khu cách ly cung cấp là hết sức tồi tàn, cũ kỹ hay thậm chí còn sử dụng từ ngữ khó nghe, gây phản cảm.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ những gì mà cư dân mạng Việt Nam chứng kiến từ các họ, vẫn có những chia sẻ, hành động từ cộng đồng những bạn đang du học quay trở về khiến nhiều người xúc động, 

Mới đây, trên Facebook cá nhân Trung.T.L. nghiên cứu sinh tiến sĩ tại California, Hoa Kỳ  đã đăng tải một đoạn trạng thái dài, chia sẻ về cuộc sống của một du học sinh ở nơi cách ly. Được biết, trước khi sang Mỹ du học, anh từng tham gia giảng dạy tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh đã về tới Việt Nam và tham gia cách ly tập trung ở Thanh Hóa đến nay đã là ngày thứ 9.  Anh cho rằng, những điều mà anh đang trải nghiệm trong những ngày qua khiến anh hồi tưởng về quá khứ tuổi thơ đầy niềm vui, và anh đang cảm thấy hạnh phúc trước những gì diễn ra xung quanh anh, nơi trại cách ly.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 1.

Trích lược đoạn chia sẻ của Trung.T.L:

" Mấy hôm nay đọc tin nhiều chiều về cuộc sống cách ly, người thì bảo khổ, người thì bảo thế là sướng rồi, người thì chửi du học sinh là thượng đẳng, du học sinh thì đòi người người phải hiểu mình. Mình thấy trong mọi khó khăn trải nghiệm, những câu chuyện thay vì những lời phán xét sẽ giúp ích được nhiều. Vì truyện thì xây dựng kết nối và lòng đồng cảm.

Ở trong trại cách ly cảm giác mình đương nhiên là lẫn lộn buồn vui. Hiện giờ thì là vui. Vì cuộc sống trong trại cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong trại, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội.

Hồi đó có trò đi tắm nhà tắm công cộng, bố mẹ mình thường dẫn mình đi, cả nhà tắm chung và gặp mọi người ở chỗ tắm.Với mình, mình chỉ nhớ mỗi việc là phải chào nhiều, chào hết bác này cô nọ, chú này ông kia. Mình cảm thấy như cả cái thế giới mình hồi ý, ai cũng là người trong gia đình. Cứ đi tắm là phải chào. Khái niệm về riêng tư với mình không tồn tại.

Ăn ở thời đó thì đúng là no và ấm hơn là ngon và đẹp. Món mình thích hồi đó là cơm trộn đường và cơm cháy chan nước mắm. Cả 2 đều rất ngon và thơm. Giờ mới biết ăn thế không đủ chất nhưng mà no và trôi được. Thế nên mình cũng như các anh bộ đội ở đây, lùn tịt và nhỏ bé. Nhưng là kiểu nhỏ bé tràn trề sức sống (Cô bé hạt tiêu nhỉ). Ở nhà thì 3, và sau khi có em gái, thì là 4 người trên 1 giường, đắp 1 chăn, chui trong 1 màn. Mọi sinh hoạt ăn ở học ngủ đều diễn ra trong 1 phòng. Riêng tư không tồn tại, nhưng không có lúc nào mình cô đơn hay xì tress mà nhà lại không biết cả. Đến cả khi mình khóc hồi lớp 11 thì lúc đó em mình cũng đang ở cùng phòng 



Quần áo thì vừa mốt vừa rẻ. Mẹ hay mua hàng si đa, tức là quần áo second-hand ở chợ trời. Hồi ấy mình không biết, nhưng hóa ra toàn cầu hóa ra phết. Hay nói cách khác, người "nghèo" chúng mình thời đó, là dân toàn cầu chính hiệu đấy: Mũ cao bồi Mỹ, quần Levi, áo H&M Thụy Điển, giày Đức, tay cầm đồ chơi Héc-man, tay kia đọc Đô rê mon. Ngồi trên cái xe máy simson của Đông Đức. Hôm nay trong trại, có 4G, có email, có facebook, cuộc sống vẫn luôn liên kết. Quá khứ, hiện tại, không vì Cô-Vi với Dương Tính mà làm mất ý nghĩa cuộc sống.



Ở đây với 23 người, trước lạ sau quen, làm mọi thứ cùng nhau, cùng trong hoàn cảnh bị chửi là "về nước ăn bám và lánh nạn," mọi người là những người mình có thể chia sẻ cảm xúc được. (Hóa ra phòng mình đa phần là đi lao động về, chứ không phải đi du học đâu, chỉ có 3 người du học thôi).



Các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây có cái gì như bố mẹ mình hồi đó. Vừa xa cách, vừa mắng mỏ, nhưng lại đầy quan tâm và dịu dàng. Các bạn ở tây chắc vội vàng nghĩ tới Stockholm Syndrome mất.  Nhưng với mình, mình thấy hóa ra các chú bộ đội trong này rất là hiền lành và dễ mến. Họ ăn nói dịu dàng và biết làm trò cười nếu bạn mở lòng với họ trước.



Nghĩ đến họ, mình sống không thấy phải than phiền gì. Đây là cuộc sống của họ mà mình được sống, dù chỉ trong 14 ngày. Giường gỗ cứng, đau người khủng khiếp trong 5 ngày đầu. Chăn chỉ có 1 cái, mình phải chọn đắp hay là nằm lên làm đệm. Họ hàng ngày nhìn thấy cái kiểu Công chúa và hạt đậu của mình, mà họ chả tỏ ra ghét hay chửi gì. Cảm giác sống đời người khác mà không trọn vẹn có phần hơi bức bối. Ai cần gì vẫn đăng kí họ mua được. Mọi người ai cũng cảm thấy biết ơn và muốn trả ơn các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây (phòng mình thấy bảo đóng góp nhiều lắm, không phải vì giàu, mà vì lòng biết ơn dẫn tới sự hào phóng vượt cái tôi).

 

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 2.

Quang cảnh khu cách ly mà dịch công chứng chàng nghiên cứu sinh đang ở

Mình thấy vui vì được sống lại cái thời của Ruồi trâu và Thép đã tôi thế đấy. Mình cũng ngạc nhiên là mình vẫn còn phần đó trong người. Hôm các chú bộ đội hỏi chuyển ra khách sạn, cả phòng mình ở lại, mình cũng ở lại. Vì sao ư? Mình ra khỏi phòng, nhìn ra cái sân rộng đầy cây cao cỏ xanh, ánh nắng, gió mát và bao nhiêu người trong trại, mình thấy hơi ngại cái cuộc sống trong 1 phòng khách sạn với vài ba người và không được đi hay nhìn ra cái gì. Mình về là vì vậy, đúng như mọi người nói, là trốn dịch. Nhưng dịch này là dịch Cô-Đơn. Vi là nhỏ, vie trong tiếng Pháp lại là cuộc sống. Cô-Vi, Cô-Đơn, buồn cười nhỉ?



Ở đây những cuộc sống xa lạ va vào nhau, câu chuyện "riêng tư" của anh giường bên, lời thủ thỉ tâm tình với vợ và con gái của anh giường dưới cứ thế mà xâm nhập vào lỗ tai mình. Cái mùi lao động, mùi thuốc, mùi người cứ thế xông thẳng vào mũi mình. Kiểm soát được không? Có lẽ không, nhưng có chọn hạnh phúc được không? Câu trả lời có.



Khi trở lại, hay khi ra khỏi trại, cuộc sống mình sẽ quay trở lại bình thường, tức là "văn minh" "sung sướng" "thoải mái tiện nghi" hơn. Vậy cuộc sống ngắn ngủi này dạy được mình cái gì?



- Sức sống của con người trong mọi hoàn cảnh khó mà dập được. Đời tị nạn, cách ly, rừng núi và đời "bình thường" đều có thể hạnh phúc được.



- Lối suy nghĩ cá nhân và phát triển khiến người ta quên đi sự cần thiết của liên kết tập thể. Mình không muốn nói thời giờ tốt hơn rồi, quá khứ đã qua đi, đừng bắt các em phải sống theo quá khứ các chú, cũng đừng bắt các chú phải thấu hiểu nhu cầu tiện nghi hiện đại của các em. Thay vì đó, mình muốn mọi người thấy: mọi cuộc sống khác biệt, chênh lệch như vậy vẫn đang diễn ra ngay tại thời điểm này, thời hiện đại này, khi mà có những em được đặc quyền, và có những "em" bộ đội phải sống cơ cực. 



- Hãy luôn so sánh, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cho họ, sống cuộc sống của họ, và hành động giúp đỡ họ. 



- Mình thấy mình có rất nhiều đặc quyền, ai đi du học thì cũng có đặc quyền, có cơ hội học, hay có điều kiện kinh tế. Không phải chỉ có thời mình mới phải vừa làm vừa học lúc nhỏ, mà giờ ở nhiều nơi vẫn có các em làm nhiều hơn học để giúp gia đình. Hơn ai hết, mình biết nhiều em du học sinh còn khó khăn, nhưng cái khó khăn tương đối đó nên được so sánh với những khó khăn ở những nơi như Nghệ An. Có em từng bảo mình, khó khăn không đi du học được, và khó khăn ở đây là bố mẹ chỉ đóng được cho em 300 triệu 1 năm tiền học thôi. Mình thường bảo các em như vậy là có nhà mà bán, có tiết kiệm mà tiêu, có khả năng kiếm tiền mà chi là đặc quyền rồi đấy. Mình bảo các em là phải biết ơn gia đình đã hi sinh cho các em. Đặc quyền được hi sinh, không phải ai cũng có.



- Mình đang nghĩ giàu là tội lỗi không? Đương nhiên là không. Mình cũng thấy được cái mặt tốt hạn chế của suy nghĩ "người giàu giúp người nghèo." Mình cũng không tin vào suy nghĩ đơn giản như ai cũng làm 40 giờ, sao lại có người kiếm nhiều hơn người khác. Những suy nghĩ như vậy đơn giản hóa và không giúp ích được gì. Mình quan tâm hơn đến việc hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, giáo dục tư duy lối sống sao cho tăng điều kiện bình đẳng hơn đến mọi người.



- Cuộc sống trong trại, đặc quyền ở chỗ được nuôi ăn nên sinh nhiều thời gian rỗi hơn. Xem trong phim xưa của Trung Quốc mới thấy vì sao con trai nó học hành thành tài đỗ quan đỗ chức thì đều cưới vợ nấu cơm cho. Đi du học mà tự nấu ăn sẽ biết tốn thời gian thế nào. Những đặc quyền nho nhỏ vui vui đó, nếu để ý, sẽ thấy thành công đến từ những con người thầm lặng, những cử chỉ nhỏ nhặt không được nhiều người đánh giá cao. Nhờ đặc quyền đó, mình ngồi học, ngồi viết bài, và ngồi suy nghĩ được nhiều hơn. Và mình tự cảm thấy phải học, viết, nghĩ cho những người nuôi mình ăn.



Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Du khách Đan Mạch nhiễm nCoV từng tiếp xúc hơn 100 người

Ngày 28/3, ông Đoàn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, y tế quận đã phun khử khuẩn tại hai khách sạn " bệnh nhân 167 " - nữ du khách Đan Mạch (20 tuổi) từng lưu trú trên phố Hàng Chiếu và Lý Thái Tổ.

Bệnh nhân này và đi cùng bạn trai (22 tuổi) trên chuyến bay QR0976 (ghế 37K và 37J) đến Hà Nội ngày 8/3. Từ ngày 12 đến 23/3, cô đi du lịch ở Hà Giang, Huế và Hội An.

Khi kết thúc chuyến tham quan Hội An, ngày 23/3, cô từ Đà Nẵng ra Hà Nội trên chuyến bay mang số hiệu VJ530 (ghế 19E, hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 9h). Đáp ứng yêu cầu của hãng hàng không cần có giấy chứng nhận xét nghiệm không mắc nCoV, ngày 24/3, cô và bạn trai đến Bệnh viện Nhi trung ương làm xét nghiệm.

Bệnh nhân đi bộ vào trung tâm các bệnh nhiệt đới và ngồi chờ kết quả ở cửa hàng trên phố Chùa Láng khoảng 4 giờ. Sau đó, kết quả du khách này dương tính với nCoV, còn bạn trai âm tính. Hai người được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Hiện tình trạng sức khoẻ của "bệnh nhân 167" ổn định.

Nhà chức trách quận Hoàn Kiếm xác định có 4 người tiếp xúc gần (F1) với "bệnh nhân 167", gồm một bảo vệ của đại sứ quán Đan Mạch (đường Trần Quang Khải) và 3 nhân viên của hai khách sạn, đều đã đi cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn; 16 người tiếp xúc gián tiếp (F2) đang được giám sát y tế tại gia đình.

Trường cán bộ nông dân, ở phường Cửa Đại TP Hội An cách ly những người tiếp xúc với bệnh nhân 167. Ảnh: Huỳnh Chín.

Trường cán bộ nông dân, ở phường Biên phiên dịch Cửa Đại, TP Hội An cách ly những người tiếp xúc với "bệnh nhân 167". Ảnh: Huỳnh Chín.

Ngoài ra, theo thông tin do "bệnh nhân 167" cung cấp, trong khi chờ xét nghiệm, cô ngồi đợi ở cửa hàng trên phố Chùa Láng và có 20 người cùng ngồi cùng tại tầng 2.

Ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm y tế Đống Đa, cho hay đơn vị này đã phun khử khuẩn cửa hàng, liên hệ được 9 người, đang tìm kiếm những người còn lại.

Tại Hà Giang , ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế tỉnh này cho biết, nữ du khách Đan Mạch đi xe giường nằm đến Hà Giang lúc 5h ngày 12/3, ở đến ngày 15/3; tiếp xúc gần với 42 người gồm 26 người dân địa phương và 16 người nước ngoài.

Tỉnh Hà Giang đã lấy mẫu xét nghiệm, đưa đi cách ly tập trung tất cả các trường hợp tiếp xúc gần.

Tại Thừa Thiên Huế , ông Nguyễn Đình Bách, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh, nói đã xác định 4 trường hợp F1 với "bệnh nhân 167" và đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Tại Quảng Nam , Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh cho biết, đã lấy 41 mẫu bệnh phẩm của những người tiếp xúc gần với "bệnh nhân 167"; đang tiếp tục rà soát các trường hợp khác để áp dụng biện pháp theo quy định.

Đến sáng 28/3, Việt Nam ghi nhận 169 ca Covid-19 trong đó 27 người khỏi bệnh gồm 20 người đã ra viện và 7 người sẽ xuất viện ngày 29-30/3.

51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính 1-4 lần. Các bệnh nhân đang điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước, hầu hết sức khỏe ổn định.

Đắc Thành - Gia Chính - Tất Định - Võ Thạnh